Nhắc đến Trung đông ai cũng đều biết về những
mỏ dầu khổng lồ của vùng đất béo bở ấy, cũng như những khoản tiền thu được từ
nguồn vàng đen đó. Ta sẽ nghĩ về những thành phố sầm uất với sự hiện đại về mọi
mặt nhưng sự thật lại không phải như thế, vẫn có sự nghèo đói, những hủ tục cổ
của nền tôn giáo đầy những quy tắc khắc khe. Tác phẩm “Bị thiêu sống” của Souad
đã “tường thuật trực tiếp” lại cho ta nỗi kinh hoàng của người phụ nữ sống
trong xã hội dầy rẩy bất công ấy.
Tác phẩm này có lối viết rất độc đáo, giống như là văn nói hơn là văn
viết nhưng điều đó hoàn toàn dễ hiểu vì người phụ nữ kể lại câu chuyện trong
tác phẩm này là một người hề biết viết cũng như chưa từng đi học. Đó cũng chính
là tác giả Souad. Hẳn nghĩ rằng gia đình của tác giả rất nghèo khó, nhưng khi đọc
lại những ký ức của Souad trong tác phẩm đó là người phụ nữ được sinh ra trong
một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy vậy, bên trong gia đình ấy vẫn chứa
đựng những hủ tục xa xưa, kìm hãm những mong muốn tốt đẹp của người phụ nữ.
Không chỉ riêng một mình gia đình Souad mà “còn rất nhiều gia đình khác trong
làng này cũng thế, cả ngôi làng kế cận cũng như thế”. Người phụ nữ ở xứ sở dầu
mỏ này nói chung, hay những người phụ nữ như Souad sống trong ngôi làng nhỏ bé
gần bờ sông Jordan nói riêng đều phải chịu đựng những nỗi đau về thể xác cũng
như tinh thần mỗi ngày do những ý niệm phong kiến vẫn còn trong tư tưởng con
người nơi đây. Cụ thể là người phụ nữ được xét vị thế thua cả súc vật vì “con cừu
có thể cho ta lông cừu để đem bán, con dê có thể cho ta sữa nóng để uống hay
làm ra pho mai để bán lấy tiền”; hay nhiệm vụ của người phụ nữ là phải phục vụ
đàn ông bất kể đúng hay sai, nếu không làm theo sẽ bị coi là có ý phản bội sẽ bị
đánh đập chửi bới. Ngoài việc phê phán những bất công ấy, “Bị thiêu sống” còn
nêu ra một thực trạng kinh dị nơi vùng đất của các gia đình “không thích bị làm
ô danh” đó là hành động “tội ác bảo toàn danh dự”, án tử bất ngờ cho bất kì người
phụ nữ nào làm ô danh gia đình, mà chính tác giả Souad đã phải lãnh án. Bà đã
chết nơi quê hương để rồi sống lại lần nữa nơi đất khách quê người để kể lên án
xã hội tàn bạo bà đã từng sống.
Toàn bộ câu chuyện trong “Bị thiêu sống” là những
mảnh ký ức trong Souad về những ngày sống ở quê hương nơi dù có những điều xấu
xa nhưng bên cạnh vẫn có những điều tốt đẹp tồn tại nơi ấy, khiến đôi lúc tác
giả nhớ lại vẫn cảm thấy xúc động. Trong đó cũng là những suy tư của tác giả về
vùng đất mới, những người bạn mới, gia đình mới, nơi đã cho bà cơ hội thứ hai để
sống. Mặc dù đã được “sống lại nhờ điều kỳ diệu” và sống trong cuộc sống tốt đẹp
hơn nhưng những ký ức kinh hoàng vẫn ám ảnh Souad, đó là nỗi đau nặng nề về mặt
tinh thần mà bà phải chịu đựng. Để khi viết lên tác phẩm, bả đã phản ánh được
chân thật một thực tế xã hội nơi bà đã từng sống.
“Bị thiêu sống” là một áng văn phê phán xã hội
đầy những hủ tục khiến nhiều người phụ nữ phải chết oan ức được tác giả Souad kể
lại, chính bà cũng là một nạn nhân của “tộc ác bảo toàn danh dự” đã chết và sống
lại lần nữa để phanh trần sự thật kinh hoàng ấy cho cả thế giới.
(Nguyễn Trí Hải)
www.iBookStop.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét