Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Lưỡi Gươm – Bàn về nghệ thuật chỉ huy

Lưỡi Gươm – Bàn về nghệ thuật chỉ huy của Charles De Gaulle hay được biết đến là Tướng De Gaulle (dịch bởi Thi Hoa, NXB Thế Giới, liên kết phát hành với Sao Bắc Media, tháng 11/2014) là quyển sách không dành cho số đông và trong số ít còn lại cũng chưa hẳn là đối tượng đọc của sách nếu như chưa từng nắm giữ vai trò lãnh đạo trong bất kỳ hoạt động nào. Bởi vì ngay tựa đề sách đã chỉ ra vấn đề mà quyển sách bàn luận – nghệ thuật chỉ huy, tất nhiên cũng sẽ không giới hạn những ai đang tìm kiếm những điều cần biết về vai trò của người chỉ huy hay như những góc cạnh tối cần thiết để trở thành một người chỉ huy thực sự.

Lưỡi Gươm – Bàn về nghệ thuật chỉ huy là một cuốn sách mỏng nhưng những điều tướng De Gaulle viết tại đây, sau hơn một thập kỷ vẫn là một tuyệt tác có giá trị và có thể nói đã mô tả hiện trạng của quân nhân trong thời bình của bất kỳ quốc gia nào (hay chí ít tại Việt Nam). Tôi tin rằng đó sẽ là những điều bất biến để mỗi khi đọc lại, bạn vẫn tìm thấy chân lý bởi lẽ có những thời điểm trong cuộc đời chúng ta sẽ có những sự kiện xảy đến ở mỗi cột mốc khác nhau. Trong mỗi lần khác nhau đó, chúng ta lại tìm thấy lời đáp trong quyển sách này vốn dĩ những lần đọc trước hay lần đầu đọc, chúng ta không thể nào hiểu và thẩm thấu chỉ đến khi sự kiện xảy đến.

Có tất cả năm tiểu luận trong quyển sách này là bàn về hành động trong chiến tranh, bàn về cá tính, bàn về uy tín, bàn về học thuyết, chính khách và quân nhân đã khái quát hóa mọi góc nhìn về nghệ thuật chỉ huy. “Khởi thủy là lời? Không, khởi thủy là hành động!” (Faust) – ngay từ mở đầu của Bàn về nghệ thuật chỉ huy, tướng De Gaulle đã nhấn mạnh ngay tầm quan trọng của hành động. Trong trận chiến, “dòng chảy hỗn độn liên tục thay đổi của những tình huống” (*), trí năng và tư duy logic dù hoàn hảo đến đâu đôi khi cũng để “lọt lưới” những dữ kiện hay yếu tố mà có thể chứa đựng tính bất ngờ để đánh bật chiến lược trận đấu vào phút cuối. Vậy nên “khởi thủy là hành động” và điều đó không có nghĩa cứ xông ra trận là hành động mà là cần đến những phương pháp cấu thành từ trí năng, tư duy logic để tối thiểu những rủi ro mang tính bất ngờ bổ trợ cho việc hành động một cách hiệu quả hơn.

Lý thuyết là vậy và mỗi người trong chúng ta khi sinh ra không biết ai là người bẩm sinh sở hữu tính cách như một người chỉ huy vĩ đại. Tất cả đều phải qua một thời gian phối ngẫu cùng sự kiện mang tính quyết định của lịch sử, người sở hữu cá tính là người sẽ được công chúng chọn trái với trong điều kiện thời bình, cá tính không phải là lựa chọn của số đông. Trong Bàn về cá tính, ngài đã chỉ ra đặc tính nổi trội của người sở hữu cá tính đó chính là “xuất hiện niềm đam mê tự mình hành động” (*) nó cũng giống như cách, Alexander Đại Đế đã chinh phục được Châu Á, Napoleon đã sáng lập nên nền Đế Chế, Columbus khám phá ra Châu Đại dương… Tuy nhiên, cá tính cũng có hai mặt của nó, nó chỉ tốt trong hoàn cảnh nào và nó trở thành thảm họa trong hoàn cảnh nào. Người sở hữu cá tính hoặc là một chỉ huy tốt hoặc chỉ là một kẻ hữu danh vô thực.
Theo đó, uy tín cũng là một trong những yếu tố tác động đến việc anh có là một tay chỉ huy đáng tin cậy và dẫn đến lợi ích chung cho số đông tập thể hay không. Người cá tính, có trí năng và tư duy hơn người nếu không bàn đến phẩm chất của người đó, khi đặt vào bối cảnh chính trị thì đó lại là một vấn đề khác và có khi thách thức hơn. “Công cuộc Hy Lạp hóa, trật tự La Mã, Thiên Chúa giáo, các quyền con người, nền văn minh hiện đại tồn tại được là nhờ có sự nổ lực bằng xương máu của quân đội.”(*)

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ có thể đi qua một số điểm trong quyển Lưỡi Gươm – Bàn về nghệ thuật chỉ huy ở góc độ cá nhân và kinh nghiệm bản thân. Chưa bao giờ là đủ để hiểu hết tinh thần của quyển sách hay tinh thần quân nhân của tướng De Gaulle. Quyển sách đáng giá cho bất kỳ ai đang giữ trò chỉ huy hay trong thế trận cuộc chơi. 

Sách hiện đã có mặt tại Thư viện iBookStop, độc giả quan tâm có thể mượn đọc hoặc đặt mua tại đây.
Thủ thư Cú Mèo
Thư viện & Không gian tri thức iBookStop
Lầu 5 - 98 Thích Quảng Đức, P. 5, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
ask@ibookstop.vn - ibookstop.vn@gmail.com
0903.61.31.67 - (08) 6292 1917
www.iBookStop.vn

(*) trích dẫn từ trong sách

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Crossing the Chasm is the bible for entrepreneurial marketing

(Tech In Asia) Leighton Cosseboom - Crossing the Chasm by Geoffrey Moore is one of those rare books that every aspiring tech entrepreneur should read right before going to that first luncheon with soon-to-be co-founders.
Moore’s third edition of Crossing the Chasm brings it up to date with dozens of new startup successes and failures. It also includes fresh marketing tactics for a modern digital world. Tom Byers, faculty director of the Stanford Technology Ventures Program, laudes the book as “the bible for entrepreneurial marketing.”
Moore’s thesis is based on an idea known as the technology adoption lifecycle (TALC), a bell curve that breaks down the process of how high-tech products become absorbed into the mainstream market. Crossing the Chasm categorizes tech consumers into the following segments:
Innovators
These people are the technology enthusiasts and they are the smallest group of people in the TALC. They were the very first to join LinkedIn, get their hands on the first iPhone, test out Google Glass, and download Instagram. They have few qualms with early bugs in systems, so long as the product is the newest one on the market and they are the first to get it. Moore says innovators are crucial because they act as the gatekeepers to the mainstream market. He also highlights how important it is for startups to impress them, as approval from this group will ultimately decide a product’s fate.
Early adopters
This group is second in line. Moore refers to early adopters as “visionaries.” They are often industry professionals who are looking for the next breakthrough product to give their business a competitive edge. The book claims these people’s importance lies in their ability to fund development as well as publicize the product within key industries.
The Chasm
According to Moore, this stage is the danger zone of the TALC – the gap between visionary acceptance and that of the early market majority pragmatists (ie: consumers at large). This stage is the focal point of the book, and serves as the playground for Moore’s marketing advice. Highlighting the difficulty of traversing the Chasm, he writes:
"Pragmatists do not see a complete solution to their problem, plus there is no group of references that have formed that they trust. In addition, they want to see the solution working live at customer sites. Revenue growth ceases or even recedes in the Chasm. The length of this market lull is uncertain.”
Moore’s advice for startups entering this “Chasm” is to target a “beachhead niche” in the mainstream market (similar to the Western Allied forces invasion of Normandy in World War II). Within the chasm, Moore stresses the importance of carefully gaining a foothold to survive.
Early majority
The book calls this market segment “the bowling alley.” Here, a product’s momentum picks back up, as early pragmatists in certain segments overcome their reluctance toward discontinuity and adopt the new tech to solve niche problems. The term “bowling alley” is appropriate as it describes the idea of knocking down one specific “kingpin” (capturing one powerful segment) in order to cause a domino effect. The book suggests that by dominating several of these segments, your company may start to emerge as a sector leader.
Late majority
This segment is much more conservative than the early majority. They don’t see value in technology just for technology’s sake. They tend to stay out of the market as long as they can, finally making the leap because they fear being left behind. Conservatives are sensitive to price and demanding of value. Moore says the key to success in this segment is to offer the add-on products that can command a price premium from conservative customers.
Laggards
This group, which Moore also calls “the skeptics,” represents the most difficult, but less crucial audience to capture. These consumers will unconsciously or begrudgingly accept the technology. Skeptics are defenders of the status quo and want solutions that have no risk. Historically, these folks could be categorized as those who continued to ride horses even after cars were being mass produced. However, Moore claims that if your product can successfully win over this segment, then you’ve achieved “total assimilation,” or universal societal acceptance, which is of course is the end goal of any tech startup.
Moore’s extensive research on this topic has opened up many doors for him professionally. Moore’s resumé includes founding his own consulting firm, and holding a venture partner position at Mohr Davidow Ventures. He is a founder of both The Chasm Group and TCG Advisors, where he serves as chairman executive of those firms along with the Chasm Institute. Moore’s client base includes firms like Microsoft, Hewlett-Packard, Nokia, and Cisco Systems.
It’s extremely difficult to criticize Crossing the Chasm, as Moore’s expertise and delivery of information hit the mark in both the shallow and deep ends of the pool. Tech startups would do well to drink this book in as the overarching theorem behind their marketing activities.
Editing by Steven Millward and Terence Lee

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Mười năm không xa - Cửu Lộ Phi Hương

“Mười năm không xa” là tuyển tập truyện ngắn của Cửu Lộ Phi Hương. “Mười năm không xa” - mười câu chuyện tình yêu đủ mọi cung bậc cảm xúc: từ khắc khoải mong chờ, từ khổ đau bi ai, từ ám ảnh mộng mị, từ hận thù không nguôi cho đến hạnh phúc vẹn tròn, viên mãn. Người đọc sẽ được dẫn dắt từ hiện đại về cổ đại và vào cả cõi hư thực nơi những vị tiên nhân, những cương thi và cả những vong hồn tồn tại để kể về câu chuyện của họ.

Qua “Mười năm không xa”, mỗi một câu chuyện tình là một bài học ý nghĩa, một lời nhắn nhủ ý nhị dành cho những ai đã, đang và sẽ yêu.

- Câu chuyện “Mười năm không xa”: Sự kiên trì, chân thành sẽ có kết quả;

- Câu chuyện “Khuynh Thế”: Nỗi ám ảnh của một tình yêu không thành;

- Câu chuyện “Đào yêu”: Tri kỷ làm nên đấng anh hung;

- Câu chuyện “Nhẫn Đông”: Trái tim dù có sắt đá đến đâu vẫn có thể tan chảy;

- Câu chuyện “Trần Tiên Sinh và Trình Phu Nhân”: Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều nhỏ nhặt quanh ta;

- Câu chuyện “Tang Ca”: Không bảo vệ được người mình yêu thương nhất, nỗi ám ảnh day dứt không nguôi;

- Câu chuyện “Tuyết Thảo”: Hận thù cũng là một tình yêu rất đau;

- Câu chuyện “Thiên Hiểu”: Ai cũng có quyền yêu thương và được yêu thương;

- Câu chuyện “Phu đào huyệt”: Cương thi thật ra không đáng sợ, chính lòng tham và hận thù mới là nỗi kinh hoàng đáng ghê tởm nhất;

- Câu chuyện “Tử cầm”: Tình yêu không có ranh giới.

Đặc điểm chung nhân vật nữ chính của Cửu Lộ Phi Hương là những cô gái rất mạnh mẽ, dám hy sinh và sẵn sang hy sinh vì chính nghĩa, công lý và vì tình yêu. Họ được tạo ra theo những nét đẹp riêng nhưng người đọc nhớ đến họ nhất vì cá tính của họ. Họ có thể là một cô gái vui vẻ, một cô gái lạnh lùng, một cô gái đa tài, một cô gái ngốc nghếch,… Thế giới nhân vật nam phong phú, cũng có tài năng và cá tính riêng biệt: thông minh, hiếu chiến, tham vọng, nhút nhát, ngây ngô, lãnh cảm,…. Mười cặp đôi, mười câu chuyện tình, bảy trong số mười câu chuyện là cái kết theo mô tuýp “sinh ly tử biệt”. Có lẽ với Cửu Lộ Phi Hương, tình yêu đẹp nhất và có khả năng ám ảnh nhất lại chính là những cuộc tình dang dở. Không quá ủy mị, thừa sự sâu sắc, độ dài truyện vừa đủ, cốt truyện rõ ràng, không trùng lặp. Nếu đọc “Mười năm không xa” kết hợp với nghe nhạc của S.E.N.S, hẳn bạn có thể sẽ giống như tôi, tự lúc nào, nước mắt đã rơi, môi đã nếm vị mặn và trái tim cũng có chút đau nhói.
Lattercia Moon
CTV Thư viện iBookStop
**Vui lòng dẫn nguồn khi chia sẻ, xin cảm ơn** 

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Sự thật vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola - Joel Dicker

Vậy là những trang cuối của quyển Sự thật về vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola của tác giả Joel Dicker đã khép lại sau hơn một tuần bước vào thế giới tiểu thuyết trinh thám hai thời kỳ 1975 và 2008 thậm chí có khi trở về thời điểm 1950, 1960, 1969.

Joel Dicker thực sự đã thuyết phục tôi hoàn toàn với tác phẩm này của anh và tạo một ấn tượng sâu đậm so với những tác phẩm cùng thể loại của các tác giả khác đến từ châu Âu, đặc biệt anh chỉ mới gần 30 tuổi (1985). Tác phẩm của anh chứa đựng nhiều thông điệp đầy tính nhân văn, chạm đến góc khuất tâm hồn người đọc qua các nhân vật, chưa kể trong một tác phẩm văn phong anh biến hóa đa dạng, đan lồng vào nhau; dường như anh đã làm chủ được ngôn từ.

Khi thì rất hài hước với những hình tượng nhân vật và những cuộc đối thoại khiến bạn bật cười kêu lên “ôi trời”, các đoạn đối thoại tự nhiên, ngôn từ bình dị và đời thực. Khi thì rất lãng mạn, ngập tràn cảm xúc và đủ sức lay động trái tim về một tình yêu chân chính và thuần khiết nhưng trắc trở. Khi thì không chỉ đưa nhân vật chính nhà văn - Marcus và trung sĩ Gahalowood mà còn người đọc vào tình thế khó hiểu, bí ẩn và cả không cam tâm khi sự vụ, từng chi tiết vụ án bóc tách một cách cẩn thận nhưng vẫn lọt đâu đó mảnh ghép toàn bộ câu chuyện. Khi thì cảm thấy hụt hẫng, rất muốn căm giận nhưng không thể khi phát hiện ra sự dối trá từ người mình kính trọng nhất, quý mến nhất. Khi thì cảm xót vô cùng cho những số phận của các nhân vật và dường như chạm đến nỗi đau sâu kín nhất của con người hiện đại đó là sự cô độc.

Mỗi chương đều chứa đựng triết lý cuộc sống buộc tôi phải ngừng lại và suy ngẫm. Từ chính bản thân chúng ta cho đến chiến trường cuộc đời mà chúng ta không thể nào thích nghi hoàn toàn, thậm chí phải tự lừa dối chính mình và cả với đời để tồn tại. Sự thật thì tồn tại không thể trên nền tảng của sự dối trá mà là sự dũng cảm đối mặt với sự bất khả của chúng ta. Cuộc đời giống như sàn đấu, chiến thắng không quan trọng mà là chúng ta đã chiến đấu như thế nào trong suốt trận chiến. Chương 28 có đoạn “Đời là cú trượt dài. (...) Điều quan trọng nhất là biết cách ngã”. Biết cách ngã để không trượt dài và đứng dậy đối mặt.

Tác phẩm còn là một cú đấm thẳng vào mặt chúng ta - những ai nuôi mộng làm nhà văn. “Chặt cây đốn rừng để mà in những thứ rác rưởi như vậy là tội phạm. Tỉ lệ cây ít ỏi so với số lượng những nhà văn tồi nhung nhúc trên đất nước này thật không cân xứng…” (trang 99) và dĩ nhiên khi đến bục vinh quang rồi đó không phải là điểm đích. Tiếp nối sau đó hay được tác giả gọi là “sau sách” là căn bệnh trang trắng. Tồn tại là sự vận động không ngừng.

Các tình tiết trong tác phẩm dù cố ý sắp đặt nhưng vẫn đoán ra được tình tiết nhưng cái khéo của Joel là dẫn chúng ta đến một bất ngờ khác mà tôi như một nhân vật ảo đồng hành cùng nhân vật chính cũng phải thốt lên “tại sao lại có thể quên chi tiết này?”.

Đây là tác phẩm rất xứng đáng với thời gian bạn bỏ ra và phù hợp cho đối tượng độc giả trưởng thành 18+. Và nếu bạn muốn trở thành nhà văn thật sự thì đây cũng sẽ là “bí kíp” hành nghề dành cho bạn.

Các bạn có thể mượn đọc từ Thư viện iBookStop, sách hiện đã có sẵn trên kệ :)

Thủ thư Cú Mèo
Thư viện & Không gian tri thức iBookStop
Lầu 5 - 98 Thích Quảng Đức, P. 5, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
ask@ibookstop.vn - ibookstop.vn@gmail.com
0903.61.31.67 - (08) 6292 1917
www.iBookStop.vn