Tác giả hình: Bảo Vinh - HueS.vn |
1. Trong một bài viết mà tôi đọc cách đây hơn một năm tựa đề Sách & Tôi của tác giả Phạm Điệp Giang có đoạn xin được trích dẫn như sau: "Xưa nay, những dân tộc được trân trọng là những dân tộc gìn giữ được Sách từ đời này sang đời khác. Có sách là có văn minh. Tôn trọng Sách là tôn trọng Quyền con người. Không có ngôn ngữ xấu hay ngôn ngữ đẹp. Chỉ có những ngôn ngữ bình đẳng – chỉ có những từ bình đẳng – cho dù để diễn tả bất cứ một nội dung nào."
2. Theo thống kê tại Nhật Bản trong năm vừa qua, số lượng sách và tạp chí phát hành tại đất nước này vẫn gia tăng một cách đều đặn trong 10 năm gần đây, với tốc độ đáng mơ ước tại nhiều quốc gia là trên 7% mỗi năm. Đối với phần đông người dân Nhật Bản, việc đọc sách đã trở thành một thói quen đã ăn sâu bén rễ mà họ sẽ không dễ dàng từ bỏ. Họ luôn tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để mà đọc sách, trong lúc chờ, trên tàu điện… Đọc là một trạng thái lao động và vận động sự tư duy. Điều đó một phần nào cho thấy sự phát triển không ngừng ở đất nước mặt trời mọc này xuất phát điểm từ những con người đọc.
3. Tôi vẫn thường nghe câu cửa miệng của bạn trẻ ngày nay là “cần gì thì lên mạng tải về” và chưa bao giờ việc tải sách điện tử (ebook) lại dễ dàng hơn bao giờ thế. Nói là thế nhưng nhìn nhận ở góc độ người nước ngoài khi đến Việt Nam lần đầu tiên, một cách tinh ý họ đã có thể nhận ra “ở đất nước các bạn, hầu như không ai đọc sách” – một anh bạn người Hà Lan đã bảo tôi như thế. Tải về rồi thì có hay không sự đọc?
4. Cái thời của tôi, cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, việc sở hữu một quyển sách đã là tốn kém lắm rồi nên ít đứa nào được cha mẹ cho tiền mua sách, phần lớn đều là mượn hoặc thuê lại từ các tiệm cho thuê sách truyện. Ở khu phố nơi tôi ở, cứ vào mùa hè lứa khách nhí luôn túc trực ở các tiệm sách và dường như chưa bao giờ là đủ để thỏa mãn sự đói sách của chúng tôi.
5. Ngày nay, ở một thành phố bị nhiều xáo trộn đến từ sự phát triển kinh tế và công nghệ như Sài Gòn này từ những ngày đầu khi áp dụng chính sách mở cửa trở lại vào những năm thập niên 90 cùng với sự bành trướng của những tiệm thức ăn nhanh, trung tâm thương mại, giải trí, rạp chiếu phim thì việc những hiệu sách đang dần thu hẹp, đặc biệt là những tiệm cho thuê sách đang dần biến mất là chuyện khó tránh khỏi. Các nước phát triển cũng đã phải trải qua điều tương tự vậy nhưng lại đến từ yếu tố chính trị và tôn giáo khi sách bị coi như là một thứ bệnh dịch hạch cần phải loại bỏ ra khỏi một xã hội hơn là từ yếu tố chủ quan con người.
6. Sự biến mất của các hiệu sách là hiện tượng tất yếu trong xu thế nhưng là bất thường trong một xã hội cho dù nó được thay thế bằng phương tiện khác trong nhịp sống hiện đại này. Vốn dĩ phương tiện không thể thay thế giá trị điều mà cụ thể trong phạm vi bài viết này là những quyển sách mang lại. Những quyển sách truyền tay thay vì những ấn bản điện tử chia sẻ nhau qua hộp thư điện tử hoặc kênh điện tử nào đó. Truyền tay là sự tiếp xúc thật ngoài đời, người với người nhưng ấn bản điện tử chỉ thuộc về thế giới ảo.
7. Câu hỏi đặt ra lần cuối cùng bạn ghé tiệm thuê sách truyện hay hiệu sách là khi nào? Bao lâu trong một tháng chúng ta đến đó? Trước khi chúng ta kịp nhận ra điều đó, bắt đầu là những tiệm cho thuê sách đang dần mất đi. Bạn có nhận thấy điều đó không?
Thư Lê
2. Theo thống kê tại Nhật Bản trong năm vừa qua, số lượng sách và tạp chí phát hành tại đất nước này vẫn gia tăng một cách đều đặn trong 10 năm gần đây, với tốc độ đáng mơ ước tại nhiều quốc gia là trên 7% mỗi năm. Đối với phần đông người dân Nhật Bản, việc đọc sách đã trở thành một thói quen đã ăn sâu bén rễ mà họ sẽ không dễ dàng từ bỏ. Họ luôn tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để mà đọc sách, trong lúc chờ, trên tàu điện… Đọc là một trạng thái lao động và vận động sự tư duy. Điều đó một phần nào cho thấy sự phát triển không ngừng ở đất nước mặt trời mọc này xuất phát điểm từ những con người đọc.
3. Tôi vẫn thường nghe câu cửa miệng của bạn trẻ ngày nay là “cần gì thì lên mạng tải về” và chưa bao giờ việc tải sách điện tử (ebook) lại dễ dàng hơn bao giờ thế. Nói là thế nhưng nhìn nhận ở góc độ người nước ngoài khi đến Việt Nam lần đầu tiên, một cách tinh ý họ đã có thể nhận ra “ở đất nước các bạn, hầu như không ai đọc sách” – một anh bạn người Hà Lan đã bảo tôi như thế. Tải về rồi thì có hay không sự đọc?
4. Cái thời của tôi, cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, việc sở hữu một quyển sách đã là tốn kém lắm rồi nên ít đứa nào được cha mẹ cho tiền mua sách, phần lớn đều là mượn hoặc thuê lại từ các tiệm cho thuê sách truyện. Ở khu phố nơi tôi ở, cứ vào mùa hè lứa khách nhí luôn túc trực ở các tiệm sách và dường như chưa bao giờ là đủ để thỏa mãn sự đói sách của chúng tôi.
5. Ngày nay, ở một thành phố bị nhiều xáo trộn đến từ sự phát triển kinh tế và công nghệ như Sài Gòn này từ những ngày đầu khi áp dụng chính sách mở cửa trở lại vào những năm thập niên 90 cùng với sự bành trướng của những tiệm thức ăn nhanh, trung tâm thương mại, giải trí, rạp chiếu phim thì việc những hiệu sách đang dần thu hẹp, đặc biệt là những tiệm cho thuê sách đang dần biến mất là chuyện khó tránh khỏi. Các nước phát triển cũng đã phải trải qua điều tương tự vậy nhưng lại đến từ yếu tố chính trị và tôn giáo khi sách bị coi như là một thứ bệnh dịch hạch cần phải loại bỏ ra khỏi một xã hội hơn là từ yếu tố chủ quan con người.
6. Sự biến mất của các hiệu sách là hiện tượng tất yếu trong xu thế nhưng là bất thường trong một xã hội cho dù nó được thay thế bằng phương tiện khác trong nhịp sống hiện đại này. Vốn dĩ phương tiện không thể thay thế giá trị điều mà cụ thể trong phạm vi bài viết này là những quyển sách mang lại. Những quyển sách truyền tay thay vì những ấn bản điện tử chia sẻ nhau qua hộp thư điện tử hoặc kênh điện tử nào đó. Truyền tay là sự tiếp xúc thật ngoài đời, người với người nhưng ấn bản điện tử chỉ thuộc về thế giới ảo.
7. Câu hỏi đặt ra lần cuối cùng bạn ghé tiệm thuê sách truyện hay hiệu sách là khi nào? Bao lâu trong một tháng chúng ta đến đó? Trước khi chúng ta kịp nhận ra điều đó, bắt đầu là những tiệm cho thuê sách đang dần mất đi. Bạn có nhận thấy điều đó không?
Thư Lê
(Vui lòng trích dẫn nguồn khi chia sẻ, xin cám ơn)