Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Quỹ dữ & nàng Prym – Paulo Coelho



Thoạt tiên đọc tựa sách bất kỳ ai cũng nghĩ rằng đây sẽ là tác phẩm văn chương mang hơi hướm chuyện tình liêu trai, như cách Marc Levy đã viết Bảy Ngày Cho Mãi Mãi – cuộc chiến thiện ác trong bảy ngày và để rồi có một kết thúc có hậu “rằng thiên thần và ác quỷ sẽ gặp gỡ và đem lòng yêu nhau”. Tương tự vậy, đó cũng là cuộc chiến cái Thiện và cái Ác trong một tuần và nó diễn ra ngay trong tâm hồn của chính mỗi nhân vật trong câu chuyện. 

Một quyển sách của triết lý sống không giáo điều nhưng buộc người đọc phải tự soi lại chính mình qua từng đoạn đối thoại của nhân vật và hơn hết là những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật rằng có hay không khi chính chúng ta nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, mà cũng không cần phải dùng từ “nếu” vì có khi chúng ta đã từng hay đang phải đối diện với điều ấy – một cuộc giao tranh giữa lẽ đúng sai.

Điều buồn cười nhất của chúng ta là “muốn thay đổi tất cả nhưng đồng thời lại muốn giữ nguyên tất cả như trước kia”. Cơ hồ như chúng ta luôn mang nặng nỗi sợ bên mình, sợ vấp ngã, sợ bị bỏ rơi, sợ thất bại, sợ bệnh tật, sợ cái chết, sợ nghèo, sợ cô độc… Luôn có sự bao biện khi phải lựa chọn điều bất khả. “Đương nhiên, tin vào lòng tốt của bản thân mình dễ dàng hơn nhiều so với việc đấu tranh và bảo vệ những quyền lợi của mình. Nuốt hận, chịu nhục là việc nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc lấy hết can đảm và lao vào chiến đấu với một kẻ thù mạnh mẽ… chỉ khi đêm đến chúng ta mới âm thầm thổn thức về sự hèn nhát của chúng ta.

Có một điều Paulo Coehl muốn nhắc chúng ta rằng có một ngày không bao giờ có trong tất cả các ngày trong cuộc đời – đó chính là ngày mai. Dư chấn của ngày hôm qua hẳn nhiên như một lề thói luôn đeo bám chúng ta đến tận hiện tại, điều chúng ta thầm khấn cầu trong những bài kinh niệm hay giấc mơ về một ngày mai sẽ tốt đẹp hơn. Đó chỉ là những mong cầu nhưng cốt lõi ngay trong hiện tại chúng ta đang làm gì?

Nàng Prym đã chua xót nhận ra khi vật lộn với chính bản thân cô giữa lựa chọn quyền lợi cá nhân hay quyền lợi số đông, đó cũng là khi cái Thiện và cái Ác trong cô đang giao tranh một cách quyết liệt "Có lẽ cái Thiện và cái Ác có chung một khuôn mặt. Tất cả chỉ tùy thuộc vào một điều, chúng gặp mỗi người trong chúng ta ở đâu trên con đường đời". Đến Chúa Jesus há chẳng nói với môn đồ mình “Sao ngươi gọi ta là nhân từ? Chỉ có một Đấng nhân từ là Đức Chúa trời”. Vậy điều đó có nghĩa bản chất con người khi sinh ra đã có sự tồn tại của cái Ác, vấn đề là sự lựa chọn. Đến ngay cả trong giáo lý nhà Phật, các thầy tu luôn răn bảo “Bồ Tát sợ nhân, con người sợ quả”.

Cốt truyện xoay quanh tình huống một người thương gia gánh chịu nỗi bất hạnh về sự mất mát người thân đã mang theo mười thỏi vàng đến một thị trấn được xem là có truyền thống sống ôn hòa, yêu thương và hướng thiện để đặt ra một thử thách: hoặc là sự phồn thịnh đời đời hoặc là tiếp tục với cuộc sống vắng lặng, tẻ nhạt và chết mòn, điều kiện là phải có một ai đó trong thị trấn phải chết, loại trừ cái chết tự nhiên. Tiến trình đi đến lựa chọn là một đoạn trường giao tranh thiện ác trong mỗi bản ngã người dân thị trấn.

Sách hiện đã có mặt tại Phòng đọc iBookStop.

Thủ thư Cú Mèo
Thư viện & Không gian tri thức iBookStop
Lầu 5 - 98 Thích Quảng Đức, P. 5, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
ask@ibookstop.vn - ibookstop.vn@gmail.com
0903.61.31.67 - (08) 6292 1917
www.iBookStop.vn

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Lưỡi Gươm – Bàn về nghệ thuật chỉ huy

Lưỡi Gươm – Bàn về nghệ thuật chỉ huy của Charles De Gaulle hay được biết đến là Tướng De Gaulle (dịch bởi Thi Hoa, NXB Thế Giới, liên kết phát hành với Sao Bắc Media, tháng 11/2014) là quyển sách không dành cho số đông và trong số ít còn lại cũng chưa hẳn là đối tượng đọc của sách nếu như chưa từng nắm giữ vai trò lãnh đạo trong bất kỳ hoạt động nào. Bởi vì ngay tựa đề sách đã chỉ ra vấn đề mà quyển sách bàn luận – nghệ thuật chỉ huy, tất nhiên cũng sẽ không giới hạn những ai đang tìm kiếm những điều cần biết về vai trò của người chỉ huy hay như những góc cạnh tối cần thiết để trở thành một người chỉ huy thực sự.

Lưỡi Gươm – Bàn về nghệ thuật chỉ huy là một cuốn sách mỏng nhưng những điều tướng De Gaulle viết tại đây, sau hơn một thập kỷ vẫn là một tuyệt tác có giá trị và có thể nói đã mô tả hiện trạng của quân nhân trong thời bình của bất kỳ quốc gia nào (hay chí ít tại Việt Nam). Tôi tin rằng đó sẽ là những điều bất biến để mỗi khi đọc lại, bạn vẫn tìm thấy chân lý bởi lẽ có những thời điểm trong cuộc đời chúng ta sẽ có những sự kiện xảy đến ở mỗi cột mốc khác nhau. Trong mỗi lần khác nhau đó, chúng ta lại tìm thấy lời đáp trong quyển sách này vốn dĩ những lần đọc trước hay lần đầu đọc, chúng ta không thể nào hiểu và thẩm thấu chỉ đến khi sự kiện xảy đến.

Có tất cả năm tiểu luận trong quyển sách này là bàn về hành động trong chiến tranh, bàn về cá tính, bàn về uy tín, bàn về học thuyết, chính khách và quân nhân đã khái quát hóa mọi góc nhìn về nghệ thuật chỉ huy. “Khởi thủy là lời? Không, khởi thủy là hành động!” (Faust) – ngay từ mở đầu của Bàn về nghệ thuật chỉ huy, tướng De Gaulle đã nhấn mạnh ngay tầm quan trọng của hành động. Trong trận chiến, “dòng chảy hỗn độn liên tục thay đổi của những tình huống” (*), trí năng và tư duy logic dù hoàn hảo đến đâu đôi khi cũng để “lọt lưới” những dữ kiện hay yếu tố mà có thể chứa đựng tính bất ngờ để đánh bật chiến lược trận đấu vào phút cuối. Vậy nên “khởi thủy là hành động” và điều đó không có nghĩa cứ xông ra trận là hành động mà là cần đến những phương pháp cấu thành từ trí năng, tư duy logic để tối thiểu những rủi ro mang tính bất ngờ bổ trợ cho việc hành động một cách hiệu quả hơn.

Lý thuyết là vậy và mỗi người trong chúng ta khi sinh ra không biết ai là người bẩm sinh sở hữu tính cách như một người chỉ huy vĩ đại. Tất cả đều phải qua một thời gian phối ngẫu cùng sự kiện mang tính quyết định của lịch sử, người sở hữu cá tính là người sẽ được công chúng chọn trái với trong điều kiện thời bình, cá tính không phải là lựa chọn của số đông. Trong Bàn về cá tính, ngài đã chỉ ra đặc tính nổi trội của người sở hữu cá tính đó chính là “xuất hiện niềm đam mê tự mình hành động” (*) nó cũng giống như cách, Alexander Đại Đế đã chinh phục được Châu Á, Napoleon đã sáng lập nên nền Đế Chế, Columbus khám phá ra Châu Đại dương… Tuy nhiên, cá tính cũng có hai mặt của nó, nó chỉ tốt trong hoàn cảnh nào và nó trở thành thảm họa trong hoàn cảnh nào. Người sở hữu cá tính hoặc là một chỉ huy tốt hoặc chỉ là một kẻ hữu danh vô thực.
Theo đó, uy tín cũng là một trong những yếu tố tác động đến việc anh có là một tay chỉ huy đáng tin cậy và dẫn đến lợi ích chung cho số đông tập thể hay không. Người cá tính, có trí năng và tư duy hơn người nếu không bàn đến phẩm chất của người đó, khi đặt vào bối cảnh chính trị thì đó lại là một vấn đề khác và có khi thách thức hơn. “Công cuộc Hy Lạp hóa, trật tự La Mã, Thiên Chúa giáo, các quyền con người, nền văn minh hiện đại tồn tại được là nhờ có sự nổ lực bằng xương máu của quân đội.”(*)

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ có thể đi qua một số điểm trong quyển Lưỡi Gươm – Bàn về nghệ thuật chỉ huy ở góc độ cá nhân và kinh nghiệm bản thân. Chưa bao giờ là đủ để hiểu hết tinh thần của quyển sách hay tinh thần quân nhân của tướng De Gaulle. Quyển sách đáng giá cho bất kỳ ai đang giữ trò chỉ huy hay trong thế trận cuộc chơi. 

Sách hiện đã có mặt tại Thư viện iBookStop, độc giả quan tâm có thể mượn đọc hoặc đặt mua tại đây.
Thủ thư Cú Mèo
Thư viện & Không gian tri thức iBookStop
Lầu 5 - 98 Thích Quảng Đức, P. 5, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
ask@ibookstop.vn - ibookstop.vn@gmail.com
0903.61.31.67 - (08) 6292 1917
www.iBookStop.vn

(*) trích dẫn từ trong sách

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Crossing the Chasm is the bible for entrepreneurial marketing

(Tech In Asia) Leighton Cosseboom - Crossing the Chasm by Geoffrey Moore is one of those rare books that every aspiring tech entrepreneur should read right before going to that first luncheon with soon-to-be co-founders.
Moore’s third edition of Crossing the Chasm brings it up to date with dozens of new startup successes and failures. It also includes fresh marketing tactics for a modern digital world. Tom Byers, faculty director of the Stanford Technology Ventures Program, laudes the book as “the bible for entrepreneurial marketing.”
Moore’s thesis is based on an idea known as the technology adoption lifecycle (TALC), a bell curve that breaks down the process of how high-tech products become absorbed into the mainstream market. Crossing the Chasm categorizes tech consumers into the following segments:
Innovators
These people are the technology enthusiasts and they are the smallest group of people in the TALC. They were the very first to join LinkedIn, get their hands on the first iPhone, test out Google Glass, and download Instagram. They have few qualms with early bugs in systems, so long as the product is the newest one on the market and they are the first to get it. Moore says innovators are crucial because they act as the gatekeepers to the mainstream market. He also highlights how important it is for startups to impress them, as approval from this group will ultimately decide a product’s fate.
Early adopters
This group is second in line. Moore refers to early adopters as “visionaries.” They are often industry professionals who are looking for the next breakthrough product to give their business a competitive edge. The book claims these people’s importance lies in their ability to fund development as well as publicize the product within key industries.
The Chasm
According to Moore, this stage is the danger zone of the TALC – the gap between visionary acceptance and that of the early market majority pragmatists (ie: consumers at large). This stage is the focal point of the book, and serves as the playground for Moore’s marketing advice. Highlighting the difficulty of traversing the Chasm, he writes:
"Pragmatists do not see a complete solution to their problem, plus there is no group of references that have formed that they trust. In addition, they want to see the solution working live at customer sites. Revenue growth ceases or even recedes in the Chasm. The length of this market lull is uncertain.”
Moore’s advice for startups entering this “Chasm” is to target a “beachhead niche” in the mainstream market (similar to the Western Allied forces invasion of Normandy in World War II). Within the chasm, Moore stresses the importance of carefully gaining a foothold to survive.
Early majority
The book calls this market segment “the bowling alley.” Here, a product’s momentum picks back up, as early pragmatists in certain segments overcome their reluctance toward discontinuity and adopt the new tech to solve niche problems. The term “bowling alley” is appropriate as it describes the idea of knocking down one specific “kingpin” (capturing one powerful segment) in order to cause a domino effect. The book suggests that by dominating several of these segments, your company may start to emerge as a sector leader.
Late majority
This segment is much more conservative than the early majority. They don’t see value in technology just for technology’s sake. They tend to stay out of the market as long as they can, finally making the leap because they fear being left behind. Conservatives are sensitive to price and demanding of value. Moore says the key to success in this segment is to offer the add-on products that can command a price premium from conservative customers.
Laggards
This group, which Moore also calls “the skeptics,” represents the most difficult, but less crucial audience to capture. These consumers will unconsciously or begrudgingly accept the technology. Skeptics are defenders of the status quo and want solutions that have no risk. Historically, these folks could be categorized as those who continued to ride horses even after cars were being mass produced. However, Moore claims that if your product can successfully win over this segment, then you’ve achieved “total assimilation,” or universal societal acceptance, which is of course is the end goal of any tech startup.
Moore’s extensive research on this topic has opened up many doors for him professionally. Moore’s resumé includes founding his own consulting firm, and holding a venture partner position at Mohr Davidow Ventures. He is a founder of both The Chasm Group and TCG Advisors, where he serves as chairman executive of those firms along with the Chasm Institute. Moore’s client base includes firms like Microsoft, Hewlett-Packard, Nokia, and Cisco Systems.
It’s extremely difficult to criticize Crossing the Chasm, as Moore’s expertise and delivery of information hit the mark in both the shallow and deep ends of the pool. Tech startups would do well to drink this book in as the overarching theorem behind their marketing activities.
Editing by Steven Millward and Terence Lee

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Mười năm không xa - Cửu Lộ Phi Hương

“Mười năm không xa” là tuyển tập truyện ngắn của Cửu Lộ Phi Hương. “Mười năm không xa” - mười câu chuyện tình yêu đủ mọi cung bậc cảm xúc: từ khắc khoải mong chờ, từ khổ đau bi ai, từ ám ảnh mộng mị, từ hận thù không nguôi cho đến hạnh phúc vẹn tròn, viên mãn. Người đọc sẽ được dẫn dắt từ hiện đại về cổ đại và vào cả cõi hư thực nơi những vị tiên nhân, những cương thi và cả những vong hồn tồn tại để kể về câu chuyện của họ.

Qua “Mười năm không xa”, mỗi một câu chuyện tình là một bài học ý nghĩa, một lời nhắn nhủ ý nhị dành cho những ai đã, đang và sẽ yêu.

- Câu chuyện “Mười năm không xa”: Sự kiên trì, chân thành sẽ có kết quả;

- Câu chuyện “Khuynh Thế”: Nỗi ám ảnh của một tình yêu không thành;

- Câu chuyện “Đào yêu”: Tri kỷ làm nên đấng anh hung;

- Câu chuyện “Nhẫn Đông”: Trái tim dù có sắt đá đến đâu vẫn có thể tan chảy;

- Câu chuyện “Trần Tiên Sinh và Trình Phu Nhân”: Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều nhỏ nhặt quanh ta;

- Câu chuyện “Tang Ca”: Không bảo vệ được người mình yêu thương nhất, nỗi ám ảnh day dứt không nguôi;

- Câu chuyện “Tuyết Thảo”: Hận thù cũng là một tình yêu rất đau;

- Câu chuyện “Thiên Hiểu”: Ai cũng có quyền yêu thương và được yêu thương;

- Câu chuyện “Phu đào huyệt”: Cương thi thật ra không đáng sợ, chính lòng tham và hận thù mới là nỗi kinh hoàng đáng ghê tởm nhất;

- Câu chuyện “Tử cầm”: Tình yêu không có ranh giới.

Đặc điểm chung nhân vật nữ chính của Cửu Lộ Phi Hương là những cô gái rất mạnh mẽ, dám hy sinh và sẵn sang hy sinh vì chính nghĩa, công lý và vì tình yêu. Họ được tạo ra theo những nét đẹp riêng nhưng người đọc nhớ đến họ nhất vì cá tính của họ. Họ có thể là một cô gái vui vẻ, một cô gái lạnh lùng, một cô gái đa tài, một cô gái ngốc nghếch,… Thế giới nhân vật nam phong phú, cũng có tài năng và cá tính riêng biệt: thông minh, hiếu chiến, tham vọng, nhút nhát, ngây ngô, lãnh cảm,…. Mười cặp đôi, mười câu chuyện tình, bảy trong số mười câu chuyện là cái kết theo mô tuýp “sinh ly tử biệt”. Có lẽ với Cửu Lộ Phi Hương, tình yêu đẹp nhất và có khả năng ám ảnh nhất lại chính là những cuộc tình dang dở. Không quá ủy mị, thừa sự sâu sắc, độ dài truyện vừa đủ, cốt truyện rõ ràng, không trùng lặp. Nếu đọc “Mười năm không xa” kết hợp với nghe nhạc của S.E.N.S, hẳn bạn có thể sẽ giống như tôi, tự lúc nào, nước mắt đã rơi, môi đã nếm vị mặn và trái tim cũng có chút đau nhói.
Lattercia Moon
CTV Thư viện iBookStop
**Vui lòng dẫn nguồn khi chia sẻ, xin cảm ơn** 

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Sự thật vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola - Joel Dicker

Vậy là những trang cuối của quyển Sự thật về vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola của tác giả Joel Dicker đã khép lại sau hơn một tuần bước vào thế giới tiểu thuyết trinh thám hai thời kỳ 1975 và 2008 thậm chí có khi trở về thời điểm 1950, 1960, 1969.

Joel Dicker thực sự đã thuyết phục tôi hoàn toàn với tác phẩm này của anh và tạo một ấn tượng sâu đậm so với những tác phẩm cùng thể loại của các tác giả khác đến từ châu Âu, đặc biệt anh chỉ mới gần 30 tuổi (1985). Tác phẩm của anh chứa đựng nhiều thông điệp đầy tính nhân văn, chạm đến góc khuất tâm hồn người đọc qua các nhân vật, chưa kể trong một tác phẩm văn phong anh biến hóa đa dạng, đan lồng vào nhau; dường như anh đã làm chủ được ngôn từ.

Khi thì rất hài hước với những hình tượng nhân vật và những cuộc đối thoại khiến bạn bật cười kêu lên “ôi trời”, các đoạn đối thoại tự nhiên, ngôn từ bình dị và đời thực. Khi thì rất lãng mạn, ngập tràn cảm xúc và đủ sức lay động trái tim về một tình yêu chân chính và thuần khiết nhưng trắc trở. Khi thì không chỉ đưa nhân vật chính nhà văn - Marcus và trung sĩ Gahalowood mà còn người đọc vào tình thế khó hiểu, bí ẩn và cả không cam tâm khi sự vụ, từng chi tiết vụ án bóc tách một cách cẩn thận nhưng vẫn lọt đâu đó mảnh ghép toàn bộ câu chuyện. Khi thì cảm thấy hụt hẫng, rất muốn căm giận nhưng không thể khi phát hiện ra sự dối trá từ người mình kính trọng nhất, quý mến nhất. Khi thì cảm xót vô cùng cho những số phận của các nhân vật và dường như chạm đến nỗi đau sâu kín nhất của con người hiện đại đó là sự cô độc.

Mỗi chương đều chứa đựng triết lý cuộc sống buộc tôi phải ngừng lại và suy ngẫm. Từ chính bản thân chúng ta cho đến chiến trường cuộc đời mà chúng ta không thể nào thích nghi hoàn toàn, thậm chí phải tự lừa dối chính mình và cả với đời để tồn tại. Sự thật thì tồn tại không thể trên nền tảng của sự dối trá mà là sự dũng cảm đối mặt với sự bất khả của chúng ta. Cuộc đời giống như sàn đấu, chiến thắng không quan trọng mà là chúng ta đã chiến đấu như thế nào trong suốt trận chiến. Chương 28 có đoạn “Đời là cú trượt dài. (...) Điều quan trọng nhất là biết cách ngã”. Biết cách ngã để không trượt dài và đứng dậy đối mặt.

Tác phẩm còn là một cú đấm thẳng vào mặt chúng ta - những ai nuôi mộng làm nhà văn. “Chặt cây đốn rừng để mà in những thứ rác rưởi như vậy là tội phạm. Tỉ lệ cây ít ỏi so với số lượng những nhà văn tồi nhung nhúc trên đất nước này thật không cân xứng…” (trang 99) và dĩ nhiên khi đến bục vinh quang rồi đó không phải là điểm đích. Tiếp nối sau đó hay được tác giả gọi là “sau sách” là căn bệnh trang trắng. Tồn tại là sự vận động không ngừng.

Các tình tiết trong tác phẩm dù cố ý sắp đặt nhưng vẫn đoán ra được tình tiết nhưng cái khéo của Joel là dẫn chúng ta đến một bất ngờ khác mà tôi như một nhân vật ảo đồng hành cùng nhân vật chính cũng phải thốt lên “tại sao lại có thể quên chi tiết này?”.

Đây là tác phẩm rất xứng đáng với thời gian bạn bỏ ra và phù hợp cho đối tượng độc giả trưởng thành 18+. Và nếu bạn muốn trở thành nhà văn thật sự thì đây cũng sẽ là “bí kíp” hành nghề dành cho bạn.

Các bạn có thể mượn đọc từ Thư viện iBookStop, sách hiện đã có sẵn trên kệ :)

Thủ thư Cú Mèo
Thư viện & Không gian tri thức iBookStop
Lầu 5 - 98 Thích Quảng Đức, P. 5, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
ask@ibookstop.vn - ibookstop.vn@gmail.com
0903.61.31.67 - (08) 6292 1917
www.iBookStop.vn

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

7 Kiếp Xui Xẻo - Cửu Lộ Phi Hương

Tôi không phải là một người yêu thích các thể loại tiểu thuyết được viết bởi tác giả Trung Quốc. Từ trước đến nay tôi luôn cho rằng đó là thể loại tiểu thuyết vô vị và dễ đầu độc con người nhất, bởi những vai nam chính, nữ chính đều được tôn lên nét đẹp, tài năng không gì có thể chế nhạo được, lời thoại thì ướt át. Một trong những quan điểm sống của tôi là không có ai hoàn hảo, tiểu thuyết cũng vậy, nhân vật càng hoàn hảo, càng phi thực tế và mộng ước hóa những gì không thật. Con người không nên sống phi thực tế. Tôi lên án chúng. Và cứ thế, cho đến một ngày rất vô tình, tôi đọc tác phẩm 7 Kiếp Xui Xẻo của tác giả Cửu Lộ Phi Hương, tôi đã thực sự bị cuốn vào câu chuyện đó. 

Cốt truyện cũng rất bình thường và dễ gặp như trong phim bộ chúng ta hay xem. Nội dung là hai vị tiên nhân trên cõi thiên giới, chàng là Sơ Không thần quân, người thống lĩnh mười hai thần quân trong phủ Mão Nhật Tinh Quân, nàng là Tiểu Tường Tử, một áng mây lang thang mải mê rong chơi vô tình được Nguyệt Lão say rượu điểm hóa thành tiên. Trong một lần va chạm tại điện Nguyện Lão, vì một cây quạt rách, tính hống hách, kiêu ngạo của cả hai vị thần tiên, họ đã có cuộc chiến dẫn đến hệ lụy khá nghiêm trọng là rối dây tơ hồng, làm tình duyên chốn dân gian bị hủy hoại và hỗn độn. Vì vậy, Ngọc Hoàng Đại Đế đã phạt họ phải cùng nhau trải qua bảy kiếp tình duyên nhằm hóa giải mâu thuẫn của đôi bên. Mỗi kiếp đều là một câu chuyện tình đầy thú vị. Những gì được viết sẵn đều bị hai vị tiên tử đảo lộn, đến Tháp Tháp Thiên Vương phải đau đầu ra lệnh nếu còn không ngoan ngoãn chịu đúng lịch kiếp thì họ sẽ chịu phạt của Diêm Vương. Từ kiếp tình duyên thứ tư trở đi, câu chuyện hấp dẫn hơn khi có sự xuất hiện của một đọa tiên vì tham vọng mà rơi vào tà đạo. Cùng nhau chịu nạn, cùng nhau chiến đấu, quan tâm lẫn nhau, giữa họ đã phát sinh tình cảm mà bởi tính khí ngang bướng và kiêu hãnh của bản thân mà không ai thừa nhận. Câu chuyện kết lại rất hậu. 

Điều khiến tác phẩm này thu hút tôi đó là giọng văn của Cửu Lộ Phi Hương. Cô có một cách kể chuyện rất tự nhiên, vui tươi, hóm hỉnh và hài hước. Cách xưng hô, văng tục của các nhân vật cực kỳ gần gũi, không quá tô điểm, nhấn nhá tài năng. Những tình tiết bất ngờ khiến độc giả buồn vui lẫn lộn. Đoạn thì mãi cười không ngớt, đoạn thì nước mắt đã rơi lúc nào không hay. Cứ thế sẽ không thể ngừng nghỉ mà đọc mãi đến hết truyện để rồi cười mãn nguyện với một chuyện tình oan gia quen thuộc nhưng lại rất riêng. Không phải là nữ nhân là sẽ dịu dàng, nhưng cá tính mạnh mẽ cũng không đồng nghĩa là không thể ấm áp. Không phải cứ là đàn ông là sẽ chững chạc, nhưng khi trẻ con nhất cũng không hẳn là không trưởng thành. Nhân vật và câu chuyện của họ cứ thế lưu mãi trong ký ức tôi. Không biết tự bao giờ, đã đọc tiểu thuyết này đến hơn ba lần. Mỗi lần vẫn y nguyên dư vị ban đầu. 

Lattercia Moon
CTV Thư viện sách iBookStop
** Vui lòng trích dẫn nguồn khi chia sẻ. Xin cám ơn!

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Vì mỗi đứa trẻ là món quà tuyệt vời của chúng ta

Nguồn hình: Pinterest
Bài viết mới đây của trang Triết Học Đường Phố có tựa đề Thay đổi nền giáo dục tương lai từ việc thay đổi nhận thức và hiểu biết của chính mình (Phi Tuyết), quan điểm bài viết đưa ra có lẽ không mới nhưng như một sự nhắc lại “Trẻ con cần được sống trong thế giới của chúng”, chúng ta không thể công nghiệp hóa những đứa trẻ, nhào nặn chúng thành một hình mẫu chung hoàn hảo và ai dám cam kết rằng những đứa trẻ công nghiệp hóa này sẽ lý tưởng hóa xã hội hay như xã hội sẽ văn minh hơn, tốt đẹp hơn? Tôi viết tiếp bài viết ấy nhưng muốn đi vào khía cạnh liệu chúng ta đã có đủ sân chơi và thời gian dành cho những đứa trẻ chưa?

Trong bài viết của Phi Tuyết đã nhắc lại 7 loại hình thông minh của nhà tâm lý học Howard Gardner (*) và tôi đồng ý với tác giả rằng phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay khá nặng nề, ôm đồm cũng như một sự thật nữa là những đứa trẻ không được dạy cách tư duy ngay từ nhỏ. Mọi thứ đều được sắp đặt như một dây chuyền nhà máy từ gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội. Chính điều này đã giới hạn quyền của những đứa trẻ được trải nghiệm và cả phụ huynh để tìm ra loại hình thông minh nào chúng đang sở hữu và chiếm ưu thế hơn.

Chúng ta hãy gạt qua những quy luật, định kiến của xã hội về thước đo mẫu mực cho một đứa trẻ ngoan - giỏi, công dân tốt - thành đạt và để lại đây sự yêu thương, dành chút thời gian nhìn vào bức tranh hiện tại đang diễn ra ngay phút này đây, những ai đang là phụ huynh hay sẽ là phụ huynh đang thấy gì? Tôi nghe thấy tiếng trống trường vang lên vào lúc 21g00 và tôi nhìn thấy những đứa trẻ túa ra từ một trường tiểu học. Tôi nghe thấy sự yên tĩnh ở sân chơi dưới khu nhà tôi ở từ sau ngày 05/9. Tôi nghe thấy sau tiếng trống khai trường là giai điệu sôi động “On the floor” của Jennifer Lopez vang lên, chưa kể tôi còn thấy cả đoạn clip về màn múa cột ở một trường nào đó cho ngày lễ trang trọng của năm học. Tôi nghe chuyện tréo nghoe của một người bạn khi đứa trẻ của cô ở nhà trường chính quy được liệt vào thành phần cá biệt, khó dạy nhưng lại là đứa trẻ thông minh, sáng tạo tiêu biểu ở một lớp học ngoại khóa mà thầy cô ở đây đánh giá cao. Và sau cùng, tôi thấy mắt kiếng cận mà những đứa trẻ đang đeo từ rất sớm.

Chúng ta đã đánh đổi quá lớn cho việc “cơm – áo – gạo – tiền” với những đứa trẻ của chúng ta và thường là chúng ta khoán lại hay phó mặc cho nhà trường, thầy cô làm thay việc giáo dục con trẻ nhưng quên đi rằng những đứa trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay không có nhiều sân chơi cả nghĩa đen và nghĩa bóng như chúng ta ngày trước, chúng đã phải chật vật, vất vả như việc chúng ta mưu sinh để thích nghi sự kỳ vọng, hoài bão của chúng ta một cách vô điều kiện. Đã bao giờ chúng ta nghĩ đến cảm giác của những đứa trẻ chưa? Tự kỷ là một chứng bệnh mang tính bẩm sinh ngay từ những tháng đầu đời của trẻ và cứ trong 1.000 (**) đứa trẻ thì có 1 – 2 trẻ mắc bệnh trên toàn thế giới; còn ngày nay, tỉ lệ đó và độ tuổi trẻ mắc bệnh đang có xu hướng tăng, nó như là một căn bệnh tự chúng ta đón vào.

Điều vĩ mô – chúng ta không thể thay đổi một sớm một chiều nhưng ít nhất chúng ta có thể thay đổi nhận thức của chính chúng ta rằng mỗi đứa trẻ là một thiên tài và sứ mệnh làm cha mẹ của chúng ta là cùng trẻ tìm ra điều mà đứa trẻ làm tốt nhất, một cách hứng thú và say sưa nhất. Chúng ta định hướng trẻ theo khả năng có thể của trẻ, chúng ta hãy trao cho đứa trẻ công cụ để khi trẻ bơi ra biển lớn của cuộc đời, ít nhất công cụ ấy sẽ theo trẻ, giúp trẻ sinh tồn và sống tự tin, hạnh phúc hơn.

Sau cùng, chúng ta vẫn có nhiều cách khác nhau để làm cùng trẻ ngoài công viên, sở thú hay những khu vui chơi cho thiếu nhi hay lớp học ngoại khóa như:

- Đọc truyện cùng trẻ, hãy biến hóa thành nhân vật cùng trẻ hoặc để trẻ đọc truyện bạn nghe. Đa dạng vai diễn, đa dạng giọng kể cũng là cách tiếp cận trí thông minh ngôn ngữ.

- Xếp hình, đánh cờ cùng trẻ hay để trẻ tham gia cùng bạn trong việc lắp ráp máy móc, đồ đạc trong nhà để trẻ có thể tư duy, động não tiếp cận trí thông minh logic.

- Cùng trẻ làm đồ gốm, tự tay làm cho mình chiếc cốc, chén hay để trẻ làm phó nháy cho gia đình cũng như cùng cha mẹ trang trí phòng và tự trẻ sẽ nhận ra trẻ có thể làm khác đi hay tốt hơn lúc mới “vào nghề” không, một cách tiếp cận trí thông minh không gian.

- Vận động thể lực cùng trẻ và thử thách trẻ với các mục tiêu khó dần, liệu rằng trẻ sẽ bền chí, quyết tâm đạt mục tiêu, trẻ làm được nghĩa là trẻ sở hữu trí thông minh vận động cơ thể.

- Đến buổi hòa nhạc cùng trẻ, bản chất trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt và với trẻ sở hữu trí thông minh âm nhạc thì khả năng tiếp cận của trẻ rất nhanh và nhạy.

- Nói chuyện cùng trẻ về một câu chuyện, bộ phim, hay chuyện trường lớp của trẻ. Với những đứa trẻ sở hữu trí thông minh nội tâm hay trí thông minh tương tác cá nhân, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự nhạy cảm ở đứa trẻ cũng như cách trẻ phản ứng với sự việc, con người qua hành vi đáp trả.

Không cách này hay cách khác, tình yêu dành cho trẻ sẽ giúp chúng ta nghĩ ra thật nhiều cách để trẻ tìm thấy bản ngã của mình, mỗi trẻ là một cá thể khác biệt với những tài năng riêng biệt. Đừng đánh đồng và rập khuôn thành những chú gà công nghiệp, hãy để những đứa trẻ là những chú dế mèn phiêu lưu ký!

Thủ thư Cú Mèo
Thư viện sách iBookStop

(*) Các bạn có thể tìm hiểu điều này qua quyển 7 Loại Hình Thông Minh - Tác giả Thomas Amstrong, NXB Lao Động, 2007 hoặc mượn tại Thư viện sách iBookStop.

(**) Theo Vaccines and autism: a tale of shifting hypotheses – Gerber JS, Offit PA – tại Wikipedia

Vui lòng dẫn nguồn khi chia sẻ. Cám ơn!

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Có một tình bạn như thế?

Có một tình bạn như thế là bài viết được viết từ cảm xúc đến từ quyển sách “Nơi cuối cầu vồng” – Cecelia Ahern

Mối liên hệ duy nhất và cũng là lý do tôi quyết định mượn cuốn “Nơi cuối cầu vồng” trong một rừng sách của Thư viện iBookStop, lời giới thiệu sách đề cập đến việc trao đổi những bức thư, bức email qua lại giữa hai nhân vật chính. Nguyên văn thế này: “Nơi cuối cầu vòng, cuốn tiểu thuyết được viết lên từ những dòng thư, những cuộc chat và những tấm bưu thiếp các nhân vật trao gửi cho nhau qua bao năm tháng,...” 

Đó cũng là cách tôi đang dùng để liên lạc với người mình yêu. Một sự đồng cảm và tò mò về nội dung sách theo kiểu thế. Nó chính là cơ duyên đưa tôi đến với những dòng email dí dỏm, những dòng thư ngắn có dài có, đôi khi là viết vội nhưng ẩn chứa sự chân thành, quan tâm và yêu thương dành cho nhau.

Trong suốt hơn 40 năm, một nam một nữ liên tục viết thư cho nhau, chia sẻ với nhau tất cả mọi thứ, từ những bức thư để trong hộc bàn suốt giờ học năm lên bảy (nội dung rất ư thú vị, cái mũi to nhất trên đời của cô giáo chủ nhiệm này, cậu bạn chuyên ăn gỉ mũi này,…) đến kế hoạch trốn học và cùng nhau lang thang khắp nơi trong lần sinh nhật 16 tuổi, những tiết học chán ngắt, những cơn đau dạ dày,… những tưởng chẳng có gì họ không nói cho nhau nghe, đến sau này khi mỗi người có gia đình riêng của mình họ vẫn tiếp tục; vậy bạn có bao giờ nghĩ giữa họ tồn tại thứ gọi là tình bạn?

Guồng máy xã hội quay cuồng, người ta không còn nhiều thời giờ cho nhau. Ít đi những giây phút trao đổi cùng nhau, đơn giản chỉ là chuyện vặt vãnh trong ngày, người ta đã quên mất đi thói quen ấy. Rồi dần dần người ta cảm thấy xa nhau bởi đơn giản ngừng chia sẻ là ngừng cảm thông. Và tôi ước rằng mình sẽ không bao giờ gặp phải hoàn cảnh như thế, nhưng chắc có lẽ khó lắm.

“Cuộc đời chúng ta do thời gian tạo nên. Ngày của chúng ta được tính bằng giờ, lương của chúng ta cũng được tính bằng những giờ đó, kiến thức của chúng ta được tính bằng năm. Chúng ta chộp lấy vài phút vội vàng trong một ngày bận rộn để nghỉ uống cà phê. Chúng ta vội vàng quay lại bàn làm việc, chúng ta xem đồng hồ, chúng ta sống bằng những cuộc hẹn. Ấy thế mà cuối cùng thời gian cũng hết và ta tự nhủ với trái tim ta liệu những giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm và thập kỷ có đang sử dụng theo những cách tốt nhất có thể chưa.

Mọi thứ đang quay xung quanh ta – công việc, gia đình, bạn bè, người yêu… ta chỉ cảm thấy như muốn hét lên “NGỪNG LẠI”, nhìn quanh, sắp xếp lại thứ tự một vài thứ và sau đó lại tiếp tục. (…)”

Một trong số hàng nghìn những suy nghĩ được nhân vật chia sẻ cùng nhau. Hơn 400 trang sách, tôi đi qua đủ các cung bậc của cảm xúc. Chút vui nhộn nghịch ngợm thời học sinh cũng từng viết thư dấu trong học bàn, bị thầy cô bắt được ngượng chín cả mặt, là tôi thôi chứ hai nhân vật chính trong truyện họ dửng dưng lắm, chưa kể là thích thú ấy chứ. Chút ngang bướng truyện trường truyện lớp truyện học tập của tuổi thiếu niên, rồi giận hờn trách móc khi xa cách về không gian, khi nghĩ rằng người kia không còn quan tâm đến mình:

“Gửi tên bạn khốn kiếp kém chu đáo nhất,

Tớ đang viết cho cậu lá thư này vì tớ biết rằng nếu nói thẳng vào mặt cậu điều tớ phải nói thì có lẽ tớ sẽ đấm cậu mất.

Tớ không còn biết cậu nữa rồi. Tớ không còn gặp cậu nữa. Tất cả những gì tớ nhận được là vài dòng viết vội hay cái email ngắn tũn lâu lâu cậu gửi một lần. Tớ biết cậu bận và tớ biết cậu có Bethany, nhưng ê này? Tớ được coi là bạn thân của cậu cơ mà.

Cậu không biết mùa hè này như thế nào đâu. Kể từ khi còn nhỏ chúng ta đã luôn xua đi bất kỳ người nào có thể là bạn ta cho đến khi chỉ còn lại mỗi cậu và tớ. Không phải vì chúng ta không muốn có thêm bạn khác, mà chỉ đơn giản là ta không cần họ. Cậu lúc nào cũng có tớ. Tớ lúc nào cũng có cậu. Bây giờ cậu có Bethany và tớ chẳng có ai cả.

Thật đáng buồn là có vẻ như cậu không còn cần tớ nữa. Tớ cũng cảm thấy mình như những người khác kia, những người đã từng cố gắng trở thành bạn chúng ta ấy. Tớ biết có lẽ cậu không cố tình làm thế, cũng như chúng ta đã không bao giờ cố tình làm thế trước đây. Dù sao đi nữa tớ cũng không rên rỉ về việc tớ ghét cô ta đến thế nào đâu, tớ chỉ cố gắng nói cho cậu biết rằng tớ nhớ cậu thôi. Và rằng, ừm… tớ cô đơn. (…)”

Nguồn: Pinterest
Tình bạn của họ quá đẹp, đến mức họ sống trong nó quá lâu, họ sợ phải mất đi người kia, nỗi sợ lớn đến mức họ đánh đổi tất cả để thà giữ nó mãi mãi như thế hơn là dám chấp nhận thử thách tạo một bước ngoặt để đưa mối quan hệ đi xa hơn. Họ luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho nhau nhưng với danh nghĩa tự họ đặt ra là tình bạn thế thôi. Để rồi mỗi bên luôn dằn vặt sao mình không nói thế này, không làm thế kia, không cư xử khác đi… không làm điều đúng với lòng mình. Trao đổi mail với nhau đều đặn nhưng vẫn còn đó những dòng thư được viết ra nhưng chưa bao giờ đến tay người nhận.

Và rồi 40 năm sau, chuyện gì đến cũng đã đến, sẽ là câu trả lời liệu có tồn tại một tình bạn như thế trên đời?

Bạn nếu đang có may mắn ở cạnh người thân yêu của mình, hãy tận dụng cơ hội mỗi ngày để trao đến họ những yêu thương thật sự từ trái tim. Còn nếu bạn đang ở xa, khoảng cách địa lý không cho phép bạn được nhìn ngắm khuôn mặt người thân yêu mỗi ngày, hãy viết thư, gọi điện, email, gửi tin nhắn… bất kì điều gì có thể để họ biết rằng với bạn họ rất quan trọng, họ là tất cả những gì bạn có được trên đời này. Nếu bạn đang yêu ai đó, nhưng nhiều nỗi sợ hãi ngăn bạn thể hiện tình cảm của mình, hãy mạnh dạn thử một lần trong đời vứt bỏ hết để nhắn một cái tin rằng bạn yêu người đó biết bao, cuộc sống vốn dĩ ngắn ngủi lắm bạn ạ, vô cùng ngắn ngủi…!

Phương Ngân
CTV Thư viện sách iBookStop – www.iBookStop.vn
Mọi chia sẻ, thư từ vui lòng gửi về: ibookstop.vn@gmail.com

Các bạn vui lòng trích dẫn nguồn khi chia sẻ lại bài viết này. Xin cám ơn!

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Hardboiled, Hard Luck - Banana Yoshimoto

English, please take a read at the bottom.

Hardboiled, Hard Luck (Banana Yoshimoto, Faber and Faber Limited, 2005) là một quyển sách giúp người đọc chạm đến nỗi buồn một cách tinh tế nhất. Nhất là khi bạn đọc tác phẩm này cùng giai điệu du dương sâu lắng của Moonlight Sonate 14 bản số 2, bạn sẽ cảm nhận sâu sắc dáng hình của nỗi buồn, ranh giới giữa thực và ảo, giữa mộng mị và đời thường. Điểm lạ lùng là ở chỗ bạn sẽ không bật khóc hay tuôn rơi nước mắt khi đã nhận ra bạn đã ở tâm điểm của nỗi buồn. Cái hay của Banana Yoshimoto là bà đã dẫn dắt người đọc đến từng ngóc ngách của cảm xúc, góc khuất của tâm hồn để những cảm xúc này nhẹ nhàng tỏa ra vây quanh bạn.

Hardboiled, Hard Luck là hai truyện ngắn riêng biệt. 

Hardboiled là hành trình trở về ký ức nơi nhân vật nữ chính đã rời bỏ để kỷ niệm ngày mất của người con gái mà cô không thể gọi tên cho mối quan hệ của họ. Tình bạn ư? Còn hơn thế nữa khi Chizuru – người con gái ấy luôn thầm lặng bên cạnh, chăm sóc và yêu thương cô như số mệnh đã an bài. Chizuru cũng chưa từng có ý định quen bất kỳ ai khác dù có bị quay lưng bởi nhân vật nữ chính. Còn nếu là tình yêu? Nhân vật nữ chính cũng không dám chắc cô có thật sự yêu thương Chizuru không hay chỉ xem Chizuru là cái phao trong lúc cô mất phương hướng giữa cuộc đời rối ren của cô. Hành trình này đã đưa cô vào một thế giới mộng mị, hư hư ảo ảo và trong thế giới ấy, cô lại tìm thấy Chizuru với một tấm lòng bao dung đã xoa dịu cô, thức tỉnh cô trở về đời thực.

Hard Luck lại là một câu chuyện khác. Đó vẫn là hành trình trở về ký ức của người chị gái với cô em gái Kuni, đã rơi vào tình trạng não chết và gia đình cô đã phải chấp nhận lời đề nghị bác sĩ để giải thoát đời sống thực vật của cô. Song hành cùng cô trải qua những khó khăn này là Sakai, là người anh của vị hôn phu Kuni và là người đã luôn đến bệnh viện không chỉ là cùng gia đình cô chăm sóc Kuni mà là vì tình cảm của anh dành cho người chị. Tình huống ấy đúng như tên truyện – Hard Luck – được ai đó yêu thương, quan tâm, săn sóc là điều hạnh phúc nhưng lại là một sự trớ trêu khi tình yêu ấy đến không phải lúc. Kuni luôn xuất hiện nguyên vẹn trong hơi thở, không gian, cảm xúc của cả hai tựa hồ như một sợi dây vô hình kết nối hai người lại với nhau. Tất cả những gì họ cần là thời gian.

Đây là quyển sách chỉ dành cho những trái tim đa cảm cũng như thích bước chậm qua những lời văn và từ đó mới có thể cảm nhận sâu sắc những cung bậc cảm xúc và ý nghĩ mà Banana Yoshimoto đã viết nên. Ngoài ra, có một tác phẩm khác của nữ tác giả này đã được dịch sang tiếng Việt, phát hành ở Việt Nam năm 2006 với tựa sách là Kitchen.

Các bạn có thể tìm mua tại các nhà sách hoặc mượn đọc từ Thư viện iBookStop. Mọi chi tiết vui lòng truy cập www.iBookStop.vn

Cú Mèo
Thư viện iBookStop
(Xin vui lòng trích dẫn nguồn khi chia sẻ. Cám ơn!)

*****

Hardboiled, Hard Luck (Banana Yoshimoto, Faber and Faber Limited, 2005) is the book drive reader’s feeling to touch the sorrow subtly the most. Especially, you were reading this novel while melody of the Moonlight Sonate 14 No. 2 was lilting; you would profoundly feel in the shape of sadness, the boundaries between fact and fiction, between dreams and real life. The weird thing was that you cannot burst out crying or shedding tears when you was in the middle of melancholy. The beauty of Banana Yoshimoto was in her way to lead the readers to every corner of emotion, every hidden corner of the soul to let this gentle feelings pervade you.

Hardboiled, Hard Luck consisted of two separated stories.

Hardboiled was the journey back to memories, when the female narrator had left, on the occassion of her "undefinited relationship" - girlfriend’s death anniversary. Friendship? Even more than that when Chizuru - the girl was always quite beside her, cared about and loved her as of her fate. Chizuru also never intended to love anyone else even though she was turned away by the female narrator. What if love? Female narrator was not sure whether she really loved Chizuru; or just thought that Chizuru was a buoy when she lost her sense of direction in her messive life. This journey took her into the dreamy world, unreal and in that world, she found Chizuru who relieved her with a big heart, awoke her to return the real life. 

Hard Luck was another story. It was also the journey back to memories of a narrator whose sister Kuni was lying in a hospital bed with her die brain, and her family hardly accepted the doctor’s suggestion to rescue her from vegetable life. During this tough time, Sakai, the brother of Kuni’s fiancé, always went to the hospital not only help her family take care of Kuni but also because of his affection for her. The situation was made sense as the name of tittle - Hard Luck – being loved, concerned, cared by someone was the happiness, however the irony was that love came at the wrong moment. Kuni was always appeared in the whole in breath, space, both their emotions seemed to be an invisible string connecting them together. All they need was just the time.

This is a book for someone who have got the sentimental heart as well as love to walk slowly through the sentences and then deeply feel every emotional level and thoughts that Banana Yoshimoto wrote. In addition, there are another book that was translated in Vietnamese and published in 2006 under the title of Kitchen.

 You can buy this book at bookstores or borrow from iBookStop Library. For more information, please visit: www.iBookStop.vn